Chọn ngành Công nghệ thực phẩm đón đầu xu thế

Thứ sáu - 14/05/2021 03:34

1. Ngành học giàu tiềm năng

Với dân số khoảng 90 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7,5%/năm, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế. Những ngành chế biến rượu - bia - nước giải khát; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; dầu thực vật; chế biến bột và tinh bột…của nước ta đang ngày càng mở rộng để phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

2. Ngành đón đầu xu thế hội nhập

Đạt trên 20% PIB (tổng sản lượng nội địa), xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực, công nghệ thực phẩm đang khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, cùng với xu hướng hội nhập, ngành này đã mở rộng và đa dạng hóa quan hệ hợp tác với các nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp thực phẩm liên tục được xây dựng, đầu tư để đa dạng hóa chủng loại và chất lượng sản phẩm. Do vậy, thị trường lao động luôn có những vị trí tuyển dụng thích hợp để chào mời và làm hài lòng các kỹ sư công nghệ thực phẩm.

Bên cạnh đó, việc Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA) được thông qua vào đầu tháng 2/2020 tiếp tục mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thâm nhập vào các thị trường tiềm năng tại nước ngoài. Công nghệ chế biến thực phẩm được Chính phủ lựa chọn là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035. Do đó, công nghệ thực phẩm đang là một ngành học hấp dẫn với triển vọng việc làm rộng mở tại các doanh nghiệp nội địa lẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 

3. Cơ hội nghề nghiệp đa dạng

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp...), các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu hoặc có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng…

4. Chọn học tại BDU – Cơ hội “vàng” cho việc làm ổn định

Tỉnh Bình Dương đang đứng top Việt Nam về công nghiệp, có 48 cụm và khu công nghiệp. Bình Dương đã và đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp. Sự xuất hiện càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Bình Dương đã trở thành điểm hấp dẫn để đầu tư đặc biệt là nước ngoài.

Trước xu hướng và tìm năng phát triển đó, Trường Đại học Bình Dương mở và đào tạo nguồn nhân lực ngành Công nghệ thực phẩm. Với lịch sử hơn 20 năm đào tạo và hơn 40 nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm tốt, chất lượng nguồn nhân lực được doanh nghiệp đánh giá cao. Qua đó, Nhà trường đã được nhiều doanh nghiệp uy tín ký kết hợp tác đào tạo. Đây là cơ hội lớn cho sinh viên có hội thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp thông qua các chương trình ký kết đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp.

Ban Biên tập

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây